Cancel Preloader
Giờ làm việc: 8h00 - 17h30

Các loại cảm biến trên ô tô: Thông tin chi tiết tổng quan nhất

Có rất nhiều loại cảm biến trên ô tô khác nhau, được nhà sản xuất xe hơi ứng dụng để gia tăng khả năng kiểm soát, nâng cao hiệu suất vận hành, hạn chế mức tiêu hao nhiên liệu và đảm bảo tính an toàn hơn khi điều khiển xe!

các loại cảm biến trên xe ô tô

Xe hơi đã dần trở nên phức tạp hơn trong những năm trở lại đây với sự phát triển của các linh kiện điện tử, và một trong số những thiết bị điện tử quan trọng nhất đó chính là cảm biến.

Mỗi loại cảm biến sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau trên xe ô tô và chúng sẽ gửi thông tin đến ECU (bộ điều khiển điện tử), để thông báo với người lái thông qua bảng điều khiển taplo.

Vậy cảm biến xe ô tô là gì? Chúc đảm nhận chức năng gì? Có những loại cảm biến ô tô nào? Nên sửa chữa cảm biến ô tô ở đâu uy tín tại Hà Nội?… Tất cả những câu hỏi liên quan đến cảm biến ô tô sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé (s)!

Cảm biến ô tô là gì?

cảm biến ô tô là gì

Cảm biến trên xe ô tô là một thiết bị điện tử được sử dụng để giám sát các khía cạnh khác nhau của xe, sau đó gửi thông tin này đến ECU hoặc người lái. Trong một số trường hợp nhất định, ECU sẽ tự động điều chỉnh các bộ phận cụ thể dựa trên thông tin được tiếp nhận từ cảm biến.

Chức năng của các loại cảm biến trên xe ô tô

chức năng của cảm biến ô tô là gì

Cảm biến trên ô tô là bộ phận thiết yếu trên các dòng xe hơi đời mới, bởi chúng cung cấp những thông tin quan trọng cho hệ thống điều khiển của chiếc xe. Các cảm biến này có nhiệm vụ đo lường và giám sát các khía cạnh khác nhau trong quá trình xe hoạt động, bao gồm: tốc độ, nhiệt độ, áp suất và những thông tin quan trọng khác.

Một trong số những chức năng chính của cảm biến đó là gia tăng độ an toàn khi sử dụng xe. Chẳng hạn như hệ thống phanh ABS chống bó cứng, các con cảm biến sẽ theo dõi tốc độ trên từng bánh xe. Nếu như nhận thấy có một bánh xe nào ngừng quay trong khi xe vẫn đang chuyển động, hệ thống ABS sẽ giảm áp suất phanh để hạn chế tình trạng trượt bánh khiến người lái mất kiểm soát.

Tương tự, hệ thống túi khí của xe sử dụng cảm biến để nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi đột ngột về tốc độ, từ đó bung túi khí để bảo vệ người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, một chức năng thiết yếu khác của hệ thống cảm biến đó là cải thiện mức tiêu hao nhiên liệu. Các loại cảm biến khác nhau như cảm biến oxy, cảm biến áp suất nhiên liệu và cảm biến lưu lượng khí nạp sẽ hoạt động cùng lúc với nhau để tối ưu hệ thống cấp nhiên liệu của ô tô, đảm bảo động cơ hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Bằng cách theo dõi hỗn hợp hòa khí (không khí và nhiên liệu), các cảm biến có thể điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu để tối ưu hiệu quả đốt cháy. Qua đó giảm thiểu mức tiêu hao nhiên liệu và lượng khí thải.

Có thể thấy rằng, cảm biến trên ô tô đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc gia tăng hiệu suất vận hành và sự an toàn cho xe.

Liệt kê và phân biệt các cảm biến của ô tô

liệt kê và phân loại các cảm biến ô tô

Dựa trên vị trí và chứng năng của từng loại cảm biến, chúng ta sẽ phân loại ra thành 3 loại cảm biến sau:

1. Hệ thống các loại cảm biến trên động cơ xe ô tô

Các loại cảm biến này đảm nhận vai trò kiểm soát lượng nhiên liệu cung cấp đến động cơ, để đảm bảo động cơ hoạt động một cách tối ưu nhưng vẫn tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kiểm soát lượng khí thải đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Các loại cảm biến trên động cơ gồm có:

1.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu

cảm biến vị trí trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position Sensor) là một trong số những loại cảm biến quan trọng nhất trên động cơ, nó được lắp đặt gần puly trục khuỷu hoặc dưới bánh đà.

Cảm biến trục khuỷu đảm nhận nhiệm vụ xác định tốc độ vòng quay động cơ (RPM) và vị trí của pittong, sau đó gửi tín hiệu đến ECU. Kết hợp cùng thông tin gửi về từ trục cảm, ECU có thể nhận biết vị trí của pittong và xupap để điều chỉnh thời điểm phun và đánh lửa thích hợp nhất.

>>> Xem chi tiết mọi thông tin về: Cảm biến trục khuỷu

1.2. Cảm biến vị trí trục cam

cảm biến vị trí trục cam

Đây cũng là một trong số những loại cảm biến trên ô tô không thể thiếu như cảm biến vị trí trục khuỷu. Nó thường được lắp đặt tại vị trí đỉnh xylanh hoặc nắp hộp chứa trục cảm. Cảm biến vị trí trục cam có 2 loại chính, đó là cảm biến hiệu ứng từ và cảm biến quang học.

Chức năng của cảm biến vị trí trục cam là xác định cốt cam hay xupap, sau đó gửi tín hiệu về ECU. ECU sẽ phân tích dữ liệu để xác định điểm chết trên của máy số 1 hay các máy khác, đồng thời tính toán thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa hợp lý nhất.

Cảm biến vị trí trục cam khi lỗi có thể khiến động cơ khó khởi động hoặc không thể khởi động được, tốc độ xe không ổn định, công suất động cơ sụt giảm, hao xăng…

>>> Thông tin chi tiết về cảm biến vị trí trục cam

1.3. Cảm biến vị trí bướm ga

cảm biến vị trí bướm ga

Cảm biến vị trí bướm ga (Throttle Position Sensor) thường được lắp đặt ở trục đầu của bướm ga. Các loại cảm biến này thường được sử dụng trên ô tô hiện nay là loại không tiếp xúc, gồm 3 loại chính: cảm biến cảm ứng, cảm biến Hall Effect và cảm biến điện trở từ.

Cảm biến TPS đảm nhận nhiệm vụ đo góc mở và vị trí của bướm ga để gửi thông tin về ECU. Thông qua tín hiệu này, ECU sẽ tính toán mức độ tải của động cơ và điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu và thời gian phun vào buồng đốt sao cho tối ưu nhất.

Cảm biến này cũng được hệ thống kiểm soát lực kéo sử dụng để tự điều chỉnh góc mở bướm ga, bù ga cầm chừng hoặc kiểm soát quá trình chuyển số (với xe dùng hộp số tự động) để mang lại khả năng vận hành ổn định.

>>> Xem chi tiết cảm biến vị trí bướm ga

1.4. Cảm biến kích nổ

cảm biến kích nổ

Đây là loại cảm biến trên ô tô có khả năng “lắng nghe” những rung động bất thường và âm thanh phát ra từ động cơ. Vậy nên nhiều người vẫn gọi chúng là cảm biến tiếng gõ.

Cảm biến kích nổ này có tác dụng phát hiện và khắc phục những hiện tượng kích nổ sớm gây hại đến các chi tiết máy của động cơ, đảm bảo động cơ hoạt động ổn định.

Để có thể làm được điều này, cảm biến tiếng gõ sẽ ghi nhận những âm thanh và rung động phát ra từ động cơ, chuyển nó thành tín hiệu điện từ và gửi đến bộ điều khiển ECU.

Tiếp đó, ECU sẽ đánh giá dữ liệu và điều chỉnh thời điểm đánh lửa sao cho loại bỏ được hiện tượng kích nổ. Trong một vài trường hợp, ECU có thể đưa ra lệnh tắt một phần động cơ nhằm hạn chế những hư hỏng cho các thiết bị.

>>> Xem chi tiết cảm biến tiếng gõ động cơ

1.5. Các cảm biến khí nạp

Cảm biến khí nạp là loại cảm biến có vai trò ghi nhận và gửi tín hiệu liên quan đến lưu lượng khí nạp đưa vào động cơ như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…

Hiện nay có 3 loại cảm biến khí nạp phổ biến, được phân loại theo chức năng gồm:

  • Cảm biến lưu lượng khí nạp:

Cảm biến lưu lượng khí nạp Mass Air Flow Sensor cũng là một trong những loại cảm biến trên ô tô vô cùng quan trọng đối với hệ thống điều khiển động cơ. Nó được lắp đặt trên đường ống dẫn không khí từ lọc gió tới bộ phận điều khiển bướm ga.

>>> Xem chi tiết cảm biến MAF

cảm biến lưu lượng khí nạp

  • Cảm biến áp suất khí nạp:

Nhiệm vụ của cảm biến áp suất khí nạp MAP là ghi nhận và chuyển tải tín hiệu về áp suất chân không trong đường khí nạp, dưới dạng điện áp hoặc tần số đến ECU. Sau đó ECU sẽ tính toán lượng nhiên liệu chính xác cần cung cấp cho buồng đốt.

>>> Tham khảo thêm cảm biến MAP

cảm biến áp suất khí nạp

  • Cảm biến nhiệt độ khí nạp:

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là một trong số những loại cảm biến nhiệt độ trên xe ô tô, chúng thường được bố trí chung với cảm biến lưu lượng và áp suất khí nạp.

Chức năng của cảm biến nhiệt độ khí nạp là đo nhiệt độ khí nạp và truyền tải tín hiệu này đến hệ thống điều khiển. ECU sẽ tính toán độ giãn nở, khối lượng và thể tích của không khí, để điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu sao cho phù hợp với tỷ lệ hòa khí trong buồng đốt. Do đó, cảm biến này đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu năng vận hành, tiết kiệm nhiên liệu.

>>> Xem thêm thông tin về cảm biến IAT

cảm biến nhiệt độ khí nạp

1.6. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Là một trong số những loại cảm biến trên ô tô ở động cơ, chúng thường được lắp đặt trên thân động cơ, gần bộ điều nhiệt và tiếp xúc với nước làm mát.

Cảm biến này đảm nhận nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ, sau đó gửi tín hiệu đến ECU. ECU trung tâm sẽ đưa ra điều chỉnh về góc đánh lửa sớm, thời điểm phun nhiên liệu, điều khiển quạt làm mát và tốc độ không tải, kiểm soát chuyển số. Qua đó tối ưu hiệu suất vận hành của động cơ, giúp xe chạy ổn định hơn.

Ngoài ra, tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn được dùng để kiểm soát khí xả, điều khiển hệ thống phun nhiên liệu và chạy quạt làm mát. Trên một số dòng xe hơi, nếu như cảm biến nước làm mát nhận thấy nhiệt độ quá cao, xe sẽ tự động ngắt động cơ để điều hòa không khí.

>>> Tìm hiểu chi tiết cảm biến nước làm mát

cảm biến nhiệt độ nước làm mát

1.7. Cảm biến oxy

Cảm biến oxy (Oxygen Sensor) là thiết bị điện tử thường được lắp đặt trên các ống thải, tiếp xúc với dòng khí thải của động cơ ô tô. Ngày nay, khi tiêu chuẩn khí thải ngày càng trở nên khắt khe hơn, thì cảm biến oxy được xem như là loại cảm biến không thể thiếu.

Bộ cảm biến này được sử dụng để đo lượng oxy thừa trong khí thải và gửi tín hiệu đến ECU. Hệ thống sẽ đánh giá nồng độ oxy và điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu phun vào sao cho tỷ lệ giữa nhiên liệu và không khí được tối ưu nhất.

Ngoài ra, ECU có thể kéo dài việc cung cấp nhiên liệu nhằm giảm thiểu nồng độ một số hóa chất trong khí thải như COx, NOx, SOx…để bảo vệ môi trường không khí.

>>> Tham khảo thêm cảm biến oxygen

cảm biến oxy

2. Hệ thống các cảm biến trên ô tô điều khiển vận hành

Khác với hệ thống các loại cảm biến trên động cơ với chức năng chính là tối ưu hiệu suất vận hành và nhiên liệu tiêu hao, hệ thống các cảm biến điều khiển vận hành trên xe lại tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm lái.

Các loại cảm biến có khả năng hỗ trợ điều khiển vận hành gồm có:

2.1. Cảm biến tốc độ bánh xe

cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel Speed Sensor – WSS) là thiết bị sử dụng để đo tốc độ quay của bánh xe khi xe vận hành. Cảm biến này thường được bố trí tại đồng hồ công-tơ-mét, đầu ra của hộp số hoặc tích hợp với cảm biến tốc độ đầu ra hộp số.

Cảm biến WSS gồm có 4 loại: Cảm biến công tắc lưỡi gà, cảm biến điện từ, cảm biến quang học và phần tử từ trợ (MRE).

Bộ cảm biến tốc độ thường bao gồm 4 cảm biến với chức năng đo tốc độ của 4 bánh xe và truyền tải thông tin đến ECU. Kết hợp cùng tín hiệu từ các loại cảm biến khác trên ô tô, hệ thống ECU sẽ phân tích dữ liệu để:

  • Điều khiển hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhằm hạn chế tối đa tình trạng bị trượt khi phanh đột ngột.
  • Điều khiển hệ thống chống trượt TCS, giúp kiểm soát độ bám đường khi xe tăng tốc hay vào cua.
  • Điều khiển hệ thống cân bằng điện tử ESC, đảm bảo sự cân bằng cho chiếc xe trong mọi tình huống, ngăn chặn tình trạng mất lái giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn.

Ngoài ra, cảm biến WSS còn giúp nhận biết tốc độ của xe trong thời gian thực, quãng đường di chuyển và hiển thị trên bảng đồng hồ đo. Người lái có thể dựa vào đây để kiểm soát tốc độ và hành trình di chuyển của mình.

>>> Xem thông tin về cảm biến tốc độ bánh xe 

2.2. Cảm biến áp suất lốp

cảm biến áp suất lốp

Ngày nay, cảm biến áp suất lốp được xem là loại cảm biến trên ô tô gần như không thể thiếu. Nó giúp giám sát áp suất bên trong lốp xe, giúp người lái dễ dàng kiểm soát áp suất của lốp thông qua bảng điều khiển.

Có 2 loại cảm biến áp suất lốp gồm: TMMS trực tiếp và TPMS gián tiếp. Trong đó, TPMS trực tiếp gắn ở trong van của 4 bánh xe được sử dụng phổ biến nhờ cấu tạo đơn giản và độ chính xác cao.

Cảm biến TPMS đảm nhận nhiệm vụ cung cấp toàn bộ những thông tin về áp suất, nhiệt độ của từng lốp xe theo thời gian thực và hiển thị chúng trên màn hình. Nhờ đó, người lái có thể dễ dàng nắm bắt và kiểm soát được những vấn đề xảy ra ở lốp.

>>> Tham khảo thêm cảm biến áp suất lốp 

2.3. Cảm biến hộp số

cảm biến hộp số ô tô

Đây là loại cảm biến được trang bị trên xe hơi sử dụng hộp số tự động. Bộ cảm biến này bao gồm cảm biến tốc độ đầu vào (Input – ISS) và cảm biến đầu ra (Output – OSS) hoạt động cùng nhau.

Cảm biến hộp số đảm nhận vai trò ghi nhận tốc độ đầu vào và đầu ra của hộp số, để cung cấp cấp dữ liệu tới Module điều khiển hệ thống truyền lực (PCM). Với thông tin này, hệ thống sẽ tính toán và lựa chọn tỷ số truyền thích hợp, đồng thời điều chỉnh áp suất dầu, đóng mở các solenoid giúp việc chuyển số được diễn ra mượt mà nhất.

Xem chi tiết cảm biến hộp số ô tô

2.4. Cảm biến báo mòn má phanh

Đây là loại cảm biến trên ô tô với một hoặc nhiều dây cảm biến khác nhau, được lắp đặt trên lớp má phanh dưới dạng riêng lẻ hoặc tích hợp, nhằm hỗ trợ cho hệ thống phanh xe. Loại cảm biến này đa phần chỉ được trang bị trên một số dòng xe cao cấp.

Cảm biến báo mòn có khả năng giám sát và nhận biết độ mòn của má phanh và truyền tải thông tin đến ECU, để ECU đưa ra những cảnh báo cho người lái. Khi nhận thấy đèn cảnh báo, tốt hơn hết bạn nên nhanh chóng mang xe đến các trung tâm sửa chữa để khắc phục kịp thời.

cảm biến báo mòn má phanh

3. Các loại cảm biến khác

Ngoài những cảm biến thông dụng trên, còn có một số loại cảm biến khác cũng góp phần gia tăng hiệu suất vận hành, nâng cao tính trải nghiệm và đảm bảo tính an toàn cho người lái như:

3.1. Cảm biến lượng nhiên liệu còn lại trong bình

Cảm biến nhiên liệu là loại cảm biến được lắp đặt trong bình nhiên liệu của xe hơi, giúp đo lường lượng nhiên liệu theo thời gian thực và truyền tải dữ liệu đến hệ thống điều khiển.

Loại cảm biến này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, để kiểm soát định mức tiêu hao nhiên liệu.

3.2. Cảm biến áp suất bình chứa dầu phanh

Cảm biến này còn được gọi là cảm biến áp suất dầu phanh, thường được sử dụng trong hệ thống chống bó cứng phanh ABS và trợ lực lái điện.

Nó đảm nhận nhiệm vụ phát hiện sự chênh lệch áp suất trong hệ thống thủy lực, sau đó gửi cảnh báo đến người lái. Cảm biến áp suất dầu phanh giúp ngăn ngừa tình trạng mất phanh, hỏng hệ thống phanh gây mất lái, lật xe.

3.3. Cảm biến lùi

Cảm biến lùi hay còn được gọi là cảm biến hỗ trợ đỗ xe, là một trong số những loại cảm biến trên ô tô có tính năng hỗ trợ người lái lùi đỗ xe một cách an toàn.

3.4. Cảm biến vị bàn đạp ga và phanh

Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga và phanh có cấu tạo tương đối giống với cảm biến bướm ga, nó thường được bố trí ở cụm bàn đạp chân ga.

Khi người lái nhấn vào bàn đạp, cảm biến này có nhiệm vụ đo độ mở của bàn đạp chân ga và gửi tín hiệu tới ECU. Sau khi phân tích dữ liệu, ECU sẽ điều khiển mô-tơ bướm ga, điều chỉnh mức nhiên liệu phun vào và kiểm soát thời điểm chuyển số giúp tăng tốc động cơ.

3.5. Cảm biến túi khí

Cảm biến túi khí là một phần của hệ thống túi khí xe ô tô, đảm nhận chức năng ghi nhận lực va chạm một cách chính xác khi xảy ra tai nạn, và gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU. ECU sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng, nếu như vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn sẽ kích hoạt túi khí ngay lập tức để bảo vệ những hành khách ngồi trên xe.

3.6. Cảm biến quang cho hệ thống đèn pha tự động

Cảm biến quang cũng là một bộ phận nằm trong hệ thống đèn pha tự động, nó đảm nhận nhiệm vụ nhận biết điều kiện ánh sáng xung quanh vị trí xe đi qua.

Bộ điều khiển ECU của hệ thống đèn sẽ tiếp nhận thông tin và kích hoạt, điều chỉnh độ sáng, góc chiếu sáng lý tưởng. Nhờ đó, hệ thống có thể đảm bảo sự an toàn khi xe vận hành trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Như vậy chúng ta có thể thấy, các loại cảm biến trên ô tô có chức năng kiểm soát khả năng hoạt động của động cơ, nâng cao khả năng vận hành và tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu khí thải độc hại, hỗ trợ điều khiển xe, gia tăng tính trải nghiệm và sự an toàn cho người dùng.

Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường hay gặp nhất liên quan đến cảm biến ô tô và câu trả lời:

1. Xe ô tô có bao nhiêu cảm biến?

Chỉ tính riêng động cơ ô tô đã có từ 15 – 30 loại cảm biến khác nhau, để theo dõi tất cả các chức năng của động cơ. Tổng cộng một chiếc ô tô có thể có hơn 70 loại cảm biến khác nhau, để giám sát các khía cạnh khác nhau.

2. Có phải tất cả các loại ô tô đều có cảm biến?

Đúng, tất cả các loại ô tô ngày nay đều sẽ có cảm biến.

3. Điều gì xảy ra nếu như cảm biến không hoạt động chính xác?

Ví dụ: khi cảm biến oxy gặp lỗi, ECU sẽ không thể tiếp nhận được thông tin liên quan đến tỷ lệ hỗn hợp hòa khí được cung cấp tới động cơ. Điều này có thể gây ra các vấn đề chạy không tải, giật hoặc các vấn đề với việc cung cấp điện.

Địa chỉ chẩn đoán lỗi cảm biến trên ô tô uy tín

chẩn đoán lỗi cảm biến ô tô

Khi cảm biến xe ô tô gặp hư hỏng, các chức năng trên xe sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Để có thể chẩn đoán chính xác được rằng chiếc xe đang gặp phải lỗi hư hỏng ở cảm biến nào, thì thợ sửa chữa cần phải là những người có kinh nghiệm trong việc sửa chữa, đồng thời phải có sự trợ giúp đến từ các trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán chuyên dụng.

Vậy nếu bạn đang mong muốn tìm được một địa chỉ sửa chữa lỗi hư hỏng cảm biến xe ô tô tại khu vực Hà Nội, mà vẫn chưa thể tìm được một địa chỉ nào ưng ý làm bản thân cảm thấy an tâm, bạn có thể ghé thăm gara 911Workshop – gara chuyên sửa chữa ô tô đời mới, hạng sang.

Đối với các dòng xe hơi đời mới và hạng sang, thì hệ thống cảm biến trên xe là vô cùng nhiều. Do đó, việc hư hỏng cũng thường xuyên xảy ra. Tại 911Workshop, chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, đã từng xử lý qua rất nhiều lỗi hư hỏng liên quan đến cảm biến ô tô.

Mặt khác, chúng tôi cũng đặc biệt chú trong vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và sửa chữa ô tô. Qua đó nhanh chóng chẩn đoán ra hư hỏng một cách chính xác và đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Để khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ, chúng tôi cam kết sẽ xử lý triệt để các lỗi hư hỏng với thời gian bảo hành lên đến 1 năm.

gara sửa chữa điện ô tô uy tín

Vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn và hỗ trợ về các lỗi gặp phải ở cảm biến trên ô tô. Hoặc bạn cũng có thể ghé thăm trực tiếp gara của chúng tôi để các KTV tiến hành kiểm tra. Xưởng 911Workshop hân hạnh được tiếp đón quý khách!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 11:38, 22-04-2024

TIN LIÊN QUAN

top gara ô tô tại quận cầu giấy uy tín

Top Gara Ô Tô Tại Quận Cầu Giấy Hà Nội Uy Tín [Cập Nhật]

bạc đạn bánh xe ô tô là gì

Bạc đạn bánh xe ô tô: 03 Dấu hiệu hư hỏng & chi phí khắc phục

bơm nhớt động cơ ô tô là gì

Bơm nhớt động cơ ô tô: Đầy đủ thông tin chi tiết cần nắm bắt

thanh cân bằng ô tô là gì

Thanh cân bằng ô tô là gì? Hư hỏng và cách khắc phục ra sao?

kinh nghiệm tự chăm sóc ô tô tại nhà

Tự chăm sóc ô tô tại nhà: 7 hạng mục chính và những lưu ý

vì sao xe ô tô không đề được

Xe ô tô không đề được: nguyên nhân và chi phí khắc phục

0968805911