Cancel Preloader
Giờ làm việc: 8h00 - 17h30

Cảm biến kích nổ: Cấu tạo, chức năng, cách kiểm tra

Cảm biến kích nổ là một trong số những cảm biến không thể thiếu trên động cơ xe ô tô, nó còn được gọi với cái tên khác là cảm biến tiếng gõ KNK tên tiếng anh là Knock Sensor. Hầu hết các dòng xe hơi đời mới hiện nay đều được trang bị loại cảm biến này!

cảm biến kích nổ trên động cơ ô tô

Cảm biến KNK đảm nhận nhiệm vụ ghi lại những rung động của động cơ do hiện tượng kích nổ gây ra, và truyền tải thông tin này về ECU điều khiển trung tâm. Từ thông tin này, ECU sẽ tính toán và điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa để ngăn chặn hiện tượng kích nổ này.

Vậy bạn đã hiểu hết về con cảm biến này hay chưa? Hãy cùng 911 gara chúng tôi theo dõi bài viết sau đây, để biết thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của mình nhé!

Hiện tượng kích nổ trong động cơ ô tô là gì?

hiện tượng kích nổ trong động cơ ô tô
Cảm biến kích nổ theo dõi hiện tượng

Hiện tượng kích nổ là khi bugi bật tia lửa điện để bắt đầu quá trình cháy, tạo ra một tia lửa lan truyền theo toàn bộ các hướng bên trong buồng đốt, từ điểm giữa hai điện cực bugi làm gia tăng nhiệt độ và áp suất bên trong buồng đốt một cách nhanh chóng.

Cùng thời điểm này, một hoặc vài tia lửa khác cũng có thể xuất hiện tại các điểm khác nhau trong buồng đốt, và lan truyền song song với màng lửa do bugi tạo ra.

Khi các tia lửa này va chạm với nhau sẽ tạo ra các sóng xung kích tần số cao, khiến áp suất trong buồng đốt tăng cao một cách đột ngột. Mặt khác, khi các sóng xung kích này cộng hưởng với nhau sẽ tạo ra sóng xung kích với tần số vô cùng cao.

Kết quả là các sóng xung kích này tạo ra những âm thanh như tiếng gõ của kim loại xuất hiện trong động cơ. Đồng thời khiến nhiệt độ bên trong động cơ tăng cao một cách đột ngột.

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc nhiệt độ của buồng đốt quá cao, khiến một bộ phận hỗn hợp hòa khí cháy trước khi bugi đánh lửa.

Quá trình cháy này sẽ hình thành một lượng áp suất lớn, và va đập với lượng áp suất được tạo ra do bugi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Từ đó hình thành những rung rộng va đập lên thành xylanh, dẫn tới các hư hỏng các chi tiết ở động cơ như pittong (k).

Cấu tạo, chức năng và nguyên lý làm việc của cảm biến kích nổ

cấu tạo cảm biến kích nổ knk

Cấu tạo

Về cấu tạo, cảm biến KNK thường được chế tạo bằng chất liệu áp điện. Thành phần áp điện trong loại cảm biến này được chế tạo bằng thể thạch anh, là vật liệu có thể sinh ra điện áp khi có áp lực.

Chức năng

Về chức năng, nó ghi lại các rung động của động cơ do hiện tượng kích nổ gây ra và truyền tải về ECU. Từ tín hiệu này, ECU sẽ tính toán và điều chỉnh thời điểm đánh lửa sao cho loại bỏ đi hiện tượng kích nổ.

Nguyên lý làm việc

Về nguyên lý làm việc: Khi động cơ hoạt động, bởi vì lý do nào đó khiến động cơ xuất hiện tiếng gõ (tự kích nổ, va đập cơ khí, động cơ quá nóng…), cảm biến kích nổ sẽ tạo ra một tín hiệu điện áp và gửi về ECU.

ECU sẽ điều chỉnh lại góc đánh lửa để giảm tiếng gõ. Cụ thể, các phần tử áp điện của cảm biến được thiết kế với một tần số riêng, trùng với tần số rung động của động cơ khi có hiện tượng kích nổ, để xảy ra hiệu ứng cộng hưởng (f = 6KHz – 13KHz).

Như vậy, khi động cơ xảy ra hiện tượng kích nổ, tinh thể thạch anh sẽ phải chịu áp lực lớn nhất và sinh ra điện áp. Tín hiệu điện áp này sẽ có giá trị <2.5V.

Thông qua tín hiệu này, ECU động cơ sẽ nhận biết được hiện tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa sao cho không còn hiện tượng kích nổ.

Vị trí của cảm biến tiếng gõ động cơ

vị trí cảm biến kích nổ ở đâu

Cảm biến tiếng gõ thường nằm ngay trên thân động cơ, phía dưới cổ hút, nắp xylanh.

Trên những dòng xe đời mới, mỗi nhánh máy sẽ có 1 – 2 cảm biến kích nổ.

Triệu chứng và các nguyên nhân lỗi của Knock Sensor

Khi cảm biến KNK gặp lỗi, chiếc xe của bạn sẽ có thể gặp các triệu chứng như: bị sụt giảm công suất, quạt gió quay mạnh, nhiệt độ nước làm mát tăng cao bất thường, lượng nhiên liệu tiêu hao nhiều, khó khởi động, đồng thời xe xuất hiện những tiếng nổ lụp bụp tại ống xả và đèn check engine sáng.

triệu chứng kích nổ trong động cơ ô tô

Có nhiều nguyên nhân dẫn tiếng tiếng gõ ở động cơ, cụ thể như:

  • Thời gian đánh lửa sai lệch: Do tia lửa điện đánh lửa không đúng thời điểm.
  • Hỗn hợp hòa khí không phù hợp: Nếu như tỷ lệ nhiên liệu và không khí không chính xác, có thể dẫn tới các vấn đề về đánh lửa.
  • Cặn bẩn trong xylanh: các cặn bẩn và chất gây ô nhiễm xâm nhập vào xylanh có thể tạo ra hiện tượng kích nổ.
  • Bugi hư hỏng hoặc không đúng loại: Sử dụng bugi không phù hợp, bugi có tích cặn bẩn hoặc khoảng cách giữa bugi không đúng có thể dẫn tới tình trạng tia lửa kém, hoặc đánh lửa sai thời điểm.

Ngoài ra, chúng ta nên chú ý đến các nguyên nhân trực tiếp trên cảm biến, đó là: do bị ngắn mạch bên trong, đứt dây điện, gắn không chính xác, bị ăn mòn giắc điện, hoặc có thể bị va đập cơ khí dẫn đến hư hỏng.

Tham khảo ngay: gara kiểm tra và sửa chữa động cơ ô tô

Cách kiểm tra hoạt động của cảm biến kích nổ

cách kiểm tra cảm biến kích nổ bị lỗi

Khi cảm biến KNK lỗi, đèn check engine động cơ sẽ sáng để thông báo tới người dùng. Lúc này, để kiểm tra bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Khởi động động cơ, đo xung điện áp phát ra ở chân tín hiệu.
  • Giữ chìa khóa ở “ON”, sau đó sử dụng búa để gõ nhẹ lên động cơ và đo tín hiệu.
  • Động cơ sẽ không nổ khi chân dương (+) chạm mass, nếu cảm biến đã hỏng thì khi đạp ga sẽ xuất hiện tiếng gõ lớn do kích nổ.

Cảm biến tiếng gõ gặp lỗi chỉ là một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng xe xuất hiện tình trạng kích nổ. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như buồng đốt nhiều cặn bẩn làm tắc kim phun hay bugi…

Vậy nên, để xác định được chính xác nguyên nhân và đưa ra cách xử lý phù hợp, bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa ô tô uy tín để được kiểm tra.

Chi phí thay cảm biến tiếng gõ động cơ ô tô là bao nhiêu?

chi phí thay cảm biến kích nổ

Tất nhiên, đối với từng dòng xe và loại xe, sẽ có những mức giá khác nhau. Các bạn có thể gửi thông tin về số Vin để nhà cung cấp hoặc các gara ô tô có thể check giá chính xác cho bạn. Bởi mức giá của chúng giao động rất lớn, 2 triệu tới 15 triệu (1).

Trên đây là một số thông tin về cảm biến kích nổ xe ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.

Còn nếu như bạn đang có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến sửa chữa ô tô, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Xem chi tiết các cảm biến xe hơi khác

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 10:53, 21-11-2023

TIN LIÊN QUAN

top gara ô tô tại quận cầu giấy uy tín

Top Gara Ô Tô Tại Quận Cầu Giấy Hà Nội Uy Tín [Cập Nhật]

bạc đạn bánh xe ô tô là gì

Bạc đạn bánh xe ô tô: 03 Dấu hiệu hư hỏng & chi phí khắc phục

bơm nhớt động cơ ô tô là gì

Bơm nhớt động cơ ô tô: Đầy đủ thông tin chi tiết cần nắm bắt

thanh cân bằng ô tô là gì

Thanh cân bằng ô tô là gì? Hư hỏng và cách khắc phục ra sao?

kinh nghiệm tự chăm sóc ô tô tại nhà

Tự chăm sóc ô tô tại nhà: 7 hạng mục chính và những lưu ý

vì sao xe ô tô không đề được

Xe ô tô không đề được: nguyên nhân và chi phí khắc phục

0968805911